xuân

Dùng tài sản Nga tái thiết Ukraine: Có tiền lãi khổng lồ, EU loay hoay nghĩ cách... tiêu, Latvia nói 'trái cây treo thấp'

Tài sản của Nga bị đóng băng trong các tài khoản châu Âu có thể tạo ra hàng tỷ USD mỗi năm tiền lãi. Nhưng số tiền đó có thể được sử dụng để tái thiết Ukraine mà không vi phạm luật pháp quốc tế hoặc làm tổn hại đến vị thế của đồng Euro không?

Dùng tài sản Nga tái thiết Ukraine: Có tiền lãi khổng lồ, EU loay hoay nghĩ cách... tiêu, Latvia nói 'trái cây treo thấp'
EU đang bàn về tái thiết Ukraine sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. (Nguồn: Bundesregierung)

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang vật lộn với câu hỏi đó tại Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu diễn ra ngày 29-30/6.

Ngân hàng thế giới (WB) ước tính, Ukraine cần ít nhất 411 tỷ USD ( cao gấp 2,6 lần GDP của Ukraine trong năm 2022) để khắc phục thiệt hại do chiến dịch quân sự đặc biệt gây ra.

Trong đó gồm ước lượng thiệt hại vật chất trực tiếp về cơ sở hạ tầng, những tác động đến cuộc sống và sinh kế của người dân, chi phí để tái thiết tốt hơn. Con số này tăng mạnh so với mức ước tính 349 tỷ USD được đưa ra hồi tháng 9/2022.

Tin liên quan
Lệnh trừng phạt chống Nga: Phương Tây Lệnh trừng phạt chống Nga: Phương Tây 'ra đòn' chưa từng có tiền lệ; doanh nghiệp vô tình, kinh tế Nga 'trúng độc đắc'?

WB cho biết thêm, công cuộc tái thiết Ukraine mất nhiều năm. Riêng trong năm nay, Ukraine cần 14 tỷ USD cho các khoản đầu tư tái thiết trong các lĩnh vực trọng yếu.

Chính quyền Kiev cho biết sẽ tập trung vào 5 ưu tiên chính gồm hạ tầng năng lượng, nhà ở, hạ tầng thiết yếu, kinh tế và hỗ trợ nhân đạo.

EU và các đồng minh đã nghĩ đến việc dành số tiền tịch thu của Nga để thực hiện quá trình này.

Một ý tưởng được đưa ra ở EU là sử dụng tiền lãi thu được từ khoản phong tỏa tài sản Nga để tái thiết Ukraine.

Theo ông Anders Ahnlid, Tổng giám đốc của Ủy ban Thương mại quốc gia Thụy Điển, số tiền lãi từ tài sản Nga có thể lên tới 3 tỷ Euro (3,3 tỷ USD) mỗi năm.

Ông nhận định: “Đó là cách tốt nhất để sử dụng những tài sản này phù hợp với luật pháp EU và quốc tế. Đây cũng là quan điểm của các luật sư tại Ủy ban châu Âu (EC)".

Kể từ khi Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, EU và các đối tác Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã phong tỏa khoảng 300 tỷ Euro (328 tỷ USD) tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga.

Khoảng 2/3 trong số đó, tương đương 200 tỷ Euro (218 tỷ USD), nằm ở EU và chủ yếu được giữ trong các tài khoản tại công ty dịch vụ tài chính Euroclear có trụ sở tại Bỉ.

Euroclear đóng vai trò quan trọng trong thị trường toàn cầu, chuyên giải quyết các giao dịch xuyên biên giới.

Công ty này cho biết, tính đến tháng 3/2023, tiền mặt trên bảng cân đối kế toán đã tăng hơn gấp đôi trong một năm, đạt mức 140 tỷ Euro (153 tỷ USD). Điều này được thúc đẩy bởi các khoản thanh toán liên quan đến tài sản bị đóng băng của Nga, bao gồm cả trái phiếu.

Thông thường, các khoản thanh toán này sẽ được thực hiện cho các tài khoản ngân hàng của Nga. Tuy nhiên, những ngân hàng này đã bị chặn do "cơn mưa" trừng phạt từ phương Tây và tạo ra số tiền lãi khổng lồ.

Euroclear thường xuyên sử dụng tiền mặt của các khoản gửi dài hạn để đầu tư. Trong quý đầu tiên năm 2023, công ty đã thu về 734 triệu Euro (802 triệu USD) tiền lãi kiếm được nhờ khoản tiền mà các ngân hàng Nga gửi.

"Tài sản của Nga bị đóng băng là 'trái cây treo thấp'. Chúng ta cần tìm cơ sở pháp lý để tận dụng, huy động những tài sản này giúp bồi thường thiệt hại mà Nga đang gây ra ở Ukraine” - Thủ tướng Latvia Arturs Krisjanis Karins.

Phía EU đề xuất sử dụng một khoản thuế đặc biệt của khoản lãi nói trên, sau đó, nộp vào ngân sách của Liên minh để tái thiết Ukraine. Khối cần phải thảo luận thêm với các đối tác bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Vương quốc Anh, trước khi đề xuất này trở thành dự thảo và chính thức đi vào hiệu lực.

Phát biểu bên lề cuộc họp Hội đồng châu Âu ngày 29/6, Thủ tướng Latvia Arturs Krisjanis Karins cho biết, tài sản của Nga bị đóng băng là “trái cây treo thấp”.

Ông nói: “Chúng ta cần tìm cơ sở pháp lý để tận dụng, huy động những tài sản này để giúp… bồi thường thiệt hại mà Nga đang gây ra ở Ukraine”.

Tuy nhiên, một quan chức cấp cao khác của EU cảnh báo về những hậu quả không lường trước được. Đơn cử như việc khiến các quốc gia hoặc nhà đầu tư khác lo lắng về sự an toàn của tài sản của họ ở châu Âu.

Một cách để giảm rủi ro cho EU là phối hợp hành động với G7. Vị quan chức trên cho hay: “Tôi nghĩ rằng cuộc thảo luận tại G7 là khá quan trọng".

Một số quốc gia thành viên EU và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lo ngại, niềm tin vào đồng Euro với tư cách là đồng tiền dự trữ lớn thứ hai thế giới có thể bị lung lay nếu khối 27 thành viên sử dụng tài sản Nga để tái thiết Ukraine.

');$('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst'));})