xuân

Tiêu chuẩn Halal: Đưa giá trị Hồi giáo vào từng 'ngóc ngách' đời sống

Halal không gói gọn trong những quy định nghiêm ngặt của một ngành công nghiệp đang lên mà còn là nền tảng đạo đức và bản sắc văn hoá của cộng đồng người Hồi giáo trên toàn thế giới.

Tiêu chuẩn Halal: Đưa giá trị Hồi giáo vào từng 'ngóc ngách' đời sống
Halal trở thành một biểu tượng cho quy chuẩn, văn hóa và lối sống của cộng đồng Hồi giáo. (Nguồn: Food Diversity Today)

“Halal” là một thuật ngữ Arab có nghĩa “được phép” hoặc “hợp pháp”, đối lập với “Haram” mang nghĩa “không được phép” hoặc “cấm đoán”.

Ngày nay, Halal là một chuẩn mực toàn diện, bao trùm nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ thực phẩm đến tài chính, thời trang và cả đạo đức kinh doanh. Ngành công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2025

Việc tuân thủ các nguyên tắc Halal thể hiện mối quan hệ không thể tách rời giữa tín ngưỡng tôn giáo và các giá trị đạo đức trong đời sống của người Hồi giáo. Cụ thể, chế độ ăn uống tuân theo nguyên tắc Halal ảnh hưởng sâu rộng đến lối sống và tương tác xã hội, là cầu nối hài hòa giữa tín ngưỡng với thực tiễn hàng ngày.

Nguyên tắc này được đề cập trong kinh Qur’an: “Ai có quyền cấm đoán vẻ đẹp và sự tốt lành mà Thượng đế đã ban cho các tạo vật của Ngài trong số những thứ cần để duy trì sự sống?”.

Vì vậy, Halal chính là biểu tượng của một lối sống đạo đức và tu dưỡng tinh thần, giúp củng cố niềm tin và gắn kết cộng đồng Hồi giáo toàn cầu.

Đặc biệt, việc các sản phẩm Halal ngày càng phổ biến trên toàn cầu đã góp phần thay đổi cách nhìn nhận của cộng đồng quốc tế về văn hóa Hồi giáo, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, cộng đồng tôn giáo khác nhau.

Tiêu chuẩn Halal: Đưa giá trị Hồi giáo vào từng 'ngóc ngách' đời sống
Halal còn đóng vai trò gắn kết các quốc gia và cộng đồng văn hoá, tôn giáo khác nhau. (Nguồn: World Halal Authority)

Tuy nhiên, toàn cầu hóa thị trường Halal cũng đem đến nhiều thách thức và tranh cãi, buộc các doanh nghiệp, cơ quan quản lý phải tìm lối đi riêng nếu muốn bước chân vào ngành công nghiệp này. Từ các quy tắc nghiêm ngặt để đạt được chứng nhận Halal đến những quan điểm văn hóa khác nhau, yêu cầu doanh nghiệp phải nhạy bén, điều chỉnh nguyên liệu và thông điệp thương hiệu nhằm thực sự phù hợp với giá trị Hồi giáo.

Mặc dù đối mặt với những thách thức về tiêu chuẩn hóa và văn hoá bản địa, nỗ lực từ các tổ chức như Hội đồng Halal thế giới (WHC) và Tổ chức hợp tác Hồi giáo (OIC) đang tạo điều kiện thuận lợi cho con đường toàn cầu hóa của thị trường Halal. Sự hợp tác giữa các bên liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các trở ngại và định hình một tương lai bền vững, toàn diện cho ngành công nghiệp đặc biệt này.

Tựu trung, tiêu chuẩn Halal là biểu tượng cho một lối sống, một nền văn hóa tôn trọng đạo đức, tâm linh và sự bền vững. Đặc biệt, trong thế giới hiện đại, khi những giá trị truyền thống và nhu cầu tiêu dùng được đề cao, tiêu chuẩn Halal lại càng khẳng định được vị thế, đưa các giá trị Hồi giáo len lỏi sâu vào đời sống của những cộng đồng văn hoá khác nhau.


* Bài tổng hợp có tham khảo tài liệu "Halal Standards in the Age of Globalization: The Current Situation in Muslim Minority Countries and the Responsibilities of Muslim Majority Countries" của Đại học quốc tế Kyushu (Nhật Bản) và "A Study Of Halal Food From Islamic Principles To Contemporary Food Culture" của Tạp chí Migration Letters.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })